Bị bắt và ra tòa lần thứ nhất Trương_Duy_Nhất

Bị bắt

Ngày 26/05/2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất. Chiều cùng ngày ông Nhất bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.

Xử sơ thẩm

Ngày 4/3/2014, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Trương Duy Nhất 2 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.[7] Theo BBC, ông Nhất bị kết tội do đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông trong đó ông đã "chấm điểm Thủ tướng" và yêu cầu "Tổng bí thư phải ra đi". Cáo trạng được đưa ra tại phiên xử ông Nhất cho rằng các bài viết này của ông "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".[8]

Tại phiên tòa, ông Trương Duy Nhất cho rằng ông "chỉ chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng với hy vọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm".[8]

Lời nói cuối cùng của ông Trương Duy Nhất, trước khi toà tuyên án: "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang!'"[8]

Xử phúc thẩm

Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 26 tháng 6 năm 2014 Tòa án Nhân dân tối cao Đà Nẵng vẫn giữ nguyên mức án sơ thẩm.[9][10][11] Trong phiên tòa này, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất đề nghị phân tích từng bài trong 11 bài viết của ông Nhất xem chúng có “xâm phạm lợi ích của nhà nước,” có vi phạm quy định nào của pháp luật hay không nhưng tòa không chấp nhận. Phần bào chữa của luật sư đã bị ngăn cản. Ông Nhất đã chỉ trích ngay tại toà rằng đây là một phiên toà "bịt miệng bị cáo", khi không cho ông phát biểu tranh tụng, thậm chí không cho ông nói lời sau cùng trước khi toà nghị án.[12]

Phản ứng của các bên

Theo lời của ông Nguyễn Tâm – tổ trưởng tổ dân phố 3 (phường Hòa Cường Bắc), nơi Trương Duy Nhất cư trú, là người được công an mời lên chứng kiến việc khám xét nhà và bắt ông Nhất cho biết: Trong lúc khám xét nhà, bản thân ông Nhất và vợ con đều tỏ ra hợp tác với cơ quan công an. Ông Nhất đồng ý ký vào các biên bản.”[5]

Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo nói: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Tòa án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất.” “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.” Tuyên bố này cho biết: “Thứ trưởng ngoại giao Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 4/3.”[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trương_Duy_Nhất http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://vi.rfi.fr/20150526nha-bao-truong-duy-nhat-r... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190203-nha-bao-truong-... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blogger-tru... http://truongduynhat.org http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/03/14... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/14... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/05/15... http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/ong-t... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140304/tuyen-p...